Nguyên công tiện chiếm 40% và nguyên công phay chiếm tới 30% trong các nguyên công gia công cơ khí chính xác.
Chính vì vậy việc tính toán chế độ cắt phù hợp theo khuyến cáo của nhà sản xuất là công việc quan trọng của người làm
về gia công cơ khí chính xác. Việc chạy đúng chế độ cắt sẽ nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm và nâng cao
tuổi bền của công dụng cụ. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn mọi người tính toán chế độ cắt cho phù hợp.
CÔNG THỨC TÍNH CHẾ ĐỘ CẮT DÀNH CHO NGUYÊN CÔNG TIỆN
Vc: Tốc độ cắt/ Cutting speed (m/min-phút)
Dm: Đường kính phôi/ Workpiece Dia.(mm)
n: Số vòng quay trục chính trên mỗi phút/ Spindle Revolution (RPM)
CÔNG THỨC TÍNH CHẾ ĐỘ CẮT DÀNH CHO NGUYÊN CÔNG PHAY
Vc: Tốc độ cắt trên mỗi phút (Cutting speed [m/min])
n: Số vòng quay trục chính trên mỗi phút (Spindle speed [RPM])
Dc: Đường kính dao tại điểm cắt của lưỡi cắt -> xem hình (Cutter Diameter [mm]) --- > Lữu ý Dc có thể trùng với đường kính cán hoặc không trùng.
fz: Bước tiến dao trên mỗi mảnh cắt (insert-tooth) (hoặc mảnh cắt) (Feed per tooth [mm/me cắt or mảnh])
F hay còn ký hiệu Vf: Bước tiến của bàn máy hay vận tốc tiến của bàn máy trong mỗi phút (Table feed [mm/min])
Z: Số mảnh cắt gắn trên cán dao hay số me cắt (No. of Inserts)
Thông thường các hãng dụng cụ cắt sẽ cho chúng ta các thông tin về vận tốc cắt (Vc), bước tiến dao trên mỗi mảnh cắt fz, đường kính Dc, số mảnh cắt gắn được trên cán dao Z.
Chúng ta cần phải tính F hay còn gọi là Vf , và n.
Lưu ý rằng đề xuất của hãng là 1 dải giá trị, thông thường chúng ta sẽ lấy giá trị trung bình từ đó tùy vào điều kiện máy móc, đồ gá, dầu tưới nguội, khả năng thoát phoi....
để điều chỉnh tăng hay giảm cho phù hợp.